Miến, bún, phở, mì, hủ tíu… là những món ăn tiện dụng, thường được dùng khi không có thời gian nấu nướng hoặc để thay đổi cho cơm. Vậy thì ăn bún có béo không cùng STCB tìm hiểu nhé!

Về cơ bản, miến, bún, mì sợi, bánh phở, bánh đa, hay hủ tiếu khô đều sử dụng tinh bột từ các loại ngũ cốc và chủ yếu là gạo. Chỉ khác nhau ở tỉ lệ thành phần nguyên liệu, phương thức chế biến, cách tạo sợi, để tươi hay phơi khô…

Nếu như bún sử dụng chủ yếu là tinh bột gạo thì mì ngoài gạo còn có các thêm các thành phần khác như bột mì, trứng. Bánh phở cũng dùng tinh bột gạo, trong khi miến thường làm từ bột gạo, củ dong, hoặc đậu xanh.

Ăn bún có béo không ?

Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, do Viện dinh dưỡng thuộc Bộ y tế công bố thì 100g bún tươi cung cấp 110kcal, chủ yếu từ carbohydrate. Xét riêng bún thì lượng năng lượng được cung cấp là không cao. Nếu bạn dùng bún tươi thay cơm ăn hằng ngày thì việc này hoàn toàn có thế giúp bạn giảm cân.

ăn bún nhiều có béo không

Tuy nhiên, bún chỉ là một trong các thành phần để tạo nên những món đặc sản nổi tiếng. Vì vậy, tùy vào món đó là bún gì, các thành phần đi kèm theo nó bao gồm những loại thực phẩm nào, tỷ lệ bao nhiêu, … để có thể biết lượng calo mà mỗi tô bún cung cấp cho một người, và như vậy mới có thể kết luận là ăn bún có mập không. Ví dụ như bún riêu có thành phần đặc trưng là cua đồng, nên ngoài việc cung cấp đạm còn giúp bổ sung canxi rất tốt. Hay bún chả thì dầu mỡ hơi nhiều so với các loại bún khác.

Nói là vậy, nhưng các món bún được ưa chuộng là vì nó hài hòa về mùi vị, cân bằng về các loại thực phẩm kèm trong đó. Thông thường một tô bún luôn có đủ các thành phần cung cấp đạm (có thể là thịt lợn, thịt bò, hay tôm, cua, đậu phụ,…), béo (trong nước dùng và trong thịt cá), các loại rau phù hợp, và dĩ nhiên là phải có… bún (bột đường).

VD:
Năng lượng nạp vào từ một tô miến gà (635 kcal) nhiều hơn 200 kcal với một bữa cơm bao gồm 1 chén cơm + 100g thịt cá + một chén canh rau và trái cây (450 kcal). Tương tự, các món miến. mì, phở thường chứa rất nhiều calo: hủ tíu nam vang (400 kcal); bún mọc (514 kcal), bún riêu (414 kcal);  phở gà (483 kcal); phở bò (413 kcal) mì xào thịt heo (415 kcal)…

Tóm lại, một tô bữa ăn chế biến từ bún cung cấp năng lượng không nhiều hơn 400kcal. Một người bình thường cần khoảng 1,500- 2,500kcal cho một ngày, thay đổi tùy vào giới tính, thể trạng và mức độ nặng nhẹ của công việc. Như vậy có thể nói ăn bún không lo béo. Vấn đề quan trọng là sự cân bằng của các loại thực phẩm trong một tô bún. Vì vậy, hãy thoải mái trải nghiệm hương vị độc đáo của các loại bún khác nhau. Đừng quên hoa quả và đạm trong thực đơn mỗi ngày.

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở sản xuất bún, phở tươi thường sử dụng chất tẩy trắng để cải thiện độ bóng và làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn với người tiêu dùng. Các loại miến màu vàng thường chứa bột sắt và kim loại độc như chì, thủy ngân hoặc những chất làm màu có hại cho cơ thể. Nên tìm hiểu nhà sản xuất bún đáng tin cậy trước khi mua để có thể mua được bún tươi, sạch.​​

Bên cạnh đó, sử dụng bún lâu dài cũng không có lợi cho hệ tiêu hóa, có nguy cơ gây rối loạn quá trình tổng hợp của tế bào. Vì vậy có thể xem bún là 1 bữa ăn đổi gió thay vì ăn ngán cơm, cháo, phở…trong vô vàn các món ăn thường ngày. Thực tế thì bạn ăn gì cũng được nhưng nên lựa chọn tùy mục đích, liều lượng và thành phần để giúp cơ thể khỏa mạnh hơn.